Tổng hợp những bệnh cổ tử cung thường gặp
Cổ tử cung là bộ phận quan trọng trong hệ sinh sản của phụ nữ và rất dễ bị viêm nhiễm do vi khuẩn, nấm hoặc rối loạn nội tiết. Những bệnh cổ tử cung thường gặp như viêm lộ tuyến, polyp, u xơ hay ung thư có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Phát hiện sớm và điều trị đúng cách sẽ giúp bảo vệ sức khỏe nữ giới một cách hiệu quả.
Tìm hiểu về cấu tạo, chức năng của cổ tử cung
Cổ tử cung hay còn gọi dạ con, đây là một cơ quan nhỏ nhưng có cấu trúc phức tạp và đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh sản nữ.
Hình dạng, vị trí của cổ tử cung
Cổ tử cung nằm sâu bên trong khoang chậu, cách âm đạo từ 7.62 – 15.24cm. đây là cầu nối giữa tử cung và âm đạo. Cơ quan này bắt đầu từ đáy tử cung và kéo dài xuống phần trên cùng của âm đạo.
Vị trí của cổ tử cung có thể thay đổi theo từng người nhưng thường nằm ở phía sau bàng quang, niệu đạo (cơ quan hệ tiết niệu) và phía trước trực tràng – hậu môn (cơ quan cho phép đi đại tiện).
Kích thước cổ tử cung khá nhỏ, dài khoảng 2.54cm và có thể thay đổi vào những giai đoạn như: Ngày hành kinh, ngày rụng trứng, khi mang thai hoặc trong quá trình sinh nở. Cổ tử cung ở nữ giới có hình dạng gần giống như một hình trụ hoặc ống với phần dưới rộng hơn và thu hẹp dần khi lên trên.
Cấu tạo cổ tư cung sẽ bao gồm các phần sau:
- Cổ ngoài: Là phần nhô vào bên trong âm đạo và được bao bọc bởi lớp mô lát tầng không sừng hóa.
- Cổ trong: Là ống hình trụ nối giữa cổ ngoài và buồng tử cung, được bao bọc bởi lớp biểu mô trụ đơn tiết chất dịch nhầy.
- Lỗ ngoài tử cung: Đây là ranh giới giữa cổ tử cung và cổ ngoài.
Cổ tử cung có vai trò gì?
Cổ tử cung có vai trò vô cùng quan trọng đối với sinh lý và khả năng sinh sản của người phụ nữ. Dưới đây là những chức năng chính của cổ tử cung:
- Kinh nguyệt: Cổ tử cung giữ chức năng quan trọng trong quá trình diễn ra chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới. Khi lớp niêm mạc tử cung bong tróc và tạo thành kinh nguyệt, nó sẽ di chuyển qua cổ tử cung và ra ngoài âm đạo. Thêm vào đó, dịch nhầy tiết ra từ cổ tử cung giúp máu kinh chảy ra ngoài dễ dàng hơn và ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập vào bên trong.
- Mang thai: Sau khi thụ tinh, phôi thai sẽ di chuyển vào tử cung và bám vào thành tử cung để phát triển thành thai nhi. Lúc này, cổ tử cung tiết ra một nút nhầy để ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập vào tử cung, bảo vệ thai nhi trong suốt 9 tháng thai kỳ. Bên cạnh đó, khi sinh nở, chất nhầy sẽ tan ra và cổ tử cung giãn rộng, tạo điều kiện cho thai nhi dễ dàng chui qua tử cung đến âm đạo để chào đời.
- Sinh sản: Cổ tử cung tạo điều kiện thuận lợi cho tinh trùng di chuyển vào tử cung để gặp trứng và diễn ra sự thụ tinh.
- Bảo vệ tử cung: Cổ tử cung như một rào cản bảo vệ tử cung khỏi virus, vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh khác. Nút nhầy đặc biệt tiết ra từ cổ tử cung giúp ngăn chặn vi khuẩn tấn công vào tử cung, đặc biệt là trong giai đoạn mang thai.

Tổng hợp những bệnh cổ tử cung thường gặp
Những bệnh cổ tử cung thường gặp ở phụ nữ
Đây là cơ quan nhạy cảm, tiếp xúc với nhiều mầm bệnh nên cổ tử cung có nguy cơ mắc nhiều bệnh lý. Trong đó, những bệnh cổ tử cung thường gặp ở nữ giới hiện nay bao gồm:
Viêm cổ tử cung
Là tình trạng các tế bào ở cổ tử cung bị viêm nhiễm, lở loét do vi khuẩn, virus tấn công gây nên, phổ biến là vi khuẩn lậu, Chlamydia, virus HSV, vi khuẩn Mycoplasma,… Biểu hiện đặc trưng của bệnh viêm cổ tử cung bao gồm:
❱ Khí hư bất thường, có màu vàng/xanh/xám kèm mùi hôi khó chịu.
❱ Chảy máu âm đạo bất thường, không rõ nguyên nhân.
❱ Vùng kín thường xuyên bị ẩm ướt, có mùi hôi, cảm giác ngứa rát và đau khi quan hệ.
❱ Đau vùng bụng dưới, thắt lưng dù không phải trong kỳ kinh nguyệt,…
Polyp cổ tử cung
Polyp cổ tử cung cũng là một trong những bệnh cổ tử cung thường gặp, có tỷ lệ nữ giới mắc phải tương đối cao. Đây là tình trạng tăng sinh bất thường của các tế bào trên cổ tử cung.
Khối Polyp có kích thước từ vài mm đến vài cm, hình dạng như ngón tay, bóng đèn hoặc dạng nấm và có thể mọc đơn lẻ hoặc thành chùm. Nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa được xác định nhưng có thể là do liên quan đến nồng độ estrogen, viêm nhiễm cổ tử cung, viêm âm đạo gây ra.
U xơ cổ tử cung
Đây là những khối u lành tính phát triển bên trong thành cổ tử cung. Không giống với những bệnh cổ tử cung thường gặp khác, u xơ không gây ra triệu chứng rõ ràng và chỉ được phát hiện qua thăm khám phụ khoa.
U nang cổ tử cung
Là những khối u nhỏ hình thành trên bề mặt cổ tử cung và chúng thường lành tính. U nang thường do các tuyến niêm mạc cổ tử cung bị tắc nghẽn gây nên. Ở giai đoạn đầu bệnh thường không có biểu hiện rõ ràng hoặc có nhưng mơ hồ.
Đến khi u nang buồng trứng phát triển sang giai đoạn muộn, người bệnh sẽ gặp một số triệu chứng như: Tiết dịch âm đạo bất thường; chảy máu vùng kín bất thường; đau vùng xương chậu; đau trước, trong và sau khi quan hệ; luôn có cảm giác đầy, nặng ở vùng âm đạo,…
Suy cổ tử cung
Suy cổ tử cung là tình trạng cổ tử cung mở rộng, không gây đau dẫn đến nguy cơ sinh non hoặc sảy thai. Bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng cho đến khi xảy ra tình trạng sinh non. Tuy nhiên, một số nữ giới có thể gặp các dấu hiệu như: Chảy máu âm đạo, căng tức âm đạo, đau bụng âm ỉ hoặc co thắt không theo quy luật, tiết dịch vùng kín, cảm giác đau nhức hoặc ê ẩm ở lưng dưới,…
Viêm lộ tuyến cổ tử cung
Đây là một trong những bệnh cổ tử cung thường gặp và lành tính nhưng không nên xem nhẹ. Viêm lộ tuyến cổ tử cung là tình trạng các tế bào tuyến nằm trong ống cổ tử cung phát triển và xâm lấn ra bên ngoài, khiến cơ quan này bị tổn thương. Các tế bào tuyến này có chức năng tiết dịch nhầy để hỗ trợ sinh sản nhưng khi bị lộ ra ngoài, chúng trở nên nhạy cảm và dễ bị virus, nấm, vi khuẩn tấn công.
Viêm lộ tuyến do nhiều nguyên nhân gây nên như: Quan hệ tình dục không an toàn, vệ sinh vùng kín sai cách, mắc bệnh lý phụ khoa, thay đổi nội tiết tố nữ,… Tình trạng viêm lộ tuyến và những bệnh cổ tử cung thường gặp nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách có thể dẫn đến nhiều biến chứng như: Viêm nhiễm vùng chậu, vô sinh – hiếm muộn,…
Mang thai cổ tử cung – bệnh lý cổ tử cung
Mang thai cổ tử cung là một dạng thai ngoài tử cung rất hiếm gặp, xảy ra khi phôi thai bám vào nội mạc tử cung thay vì buồng tử cung như bình thường. Trong trường hợp này, thai kỳ thường tự sảy trong 3 tháng đầu do vị trí làm tổ bất thường của thai nhi. Tuy nhiên, nếu thai nhi bám gần khoang tử cung, thai có thể tiếp tục phát triển và gây ra nhiều biến chứng cho cả mẹ và bé.
Ung thư cổ tử cung
Căn bệnh này gây ra bởi virus HPV (Human Papilloma Virus) và lây nhiễm chủ yếu qua đường tình dục. Khi xâm nhập vào cơ thể, virus khiến các tế bào cổ tử cung phát triển bất thường, dẫn đến ung thư.
Triệu chứng của ung thư cổ tử cung bao gồm: Chảy máu âm đạo bất thường, khí hư có mùi hôi tanh, đau khi quan hệ, đau hoặc sưng ở vùng chậu, đi tiểu thường xuyên hoặc tiểu khó,…

Ung thư cổ tử cung – những bệnh cổ tử cung thường gặp
Loạn sản cổ tử cung
Là tình trạng các tế bào cổ tử cung bị biến đổi bất thường do tác động của virus HPV. Loạn sản cổ tử cung có thể tiến triển thành ung thư nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Khi ở giai đoạn đầu, loạn sản cổ tử cung thường không bộc lộ biểu hiện rõ ràng. Đến khi tiến triển sang giai đoạn muộn hơn, người bệnh có thể xuất hiện một vài triệu chứng như: Ra máu giữa chu kỳ kinh, chảy máu sau khi quan hệ, ra máu sau một thời gian mãn kinh, chảy máu khi thụt rửa âm đạo.
Ngoài ra, một số người bệnh còn cảm thấy đau bụng vùng tiểu khung, ra khí hư màu trắng và hôi, đau khi giao hợp,…
Chia sẻ cách bảo vệ cổ tử cung của bạn khỏe mạnh
Để giữ gìn sức khỏe và phòng tránh những bệnh cổ tử cung thường gặp, nữ giới cần đặc biệt chú trọng những biện pháp sau đây:
✔ Tiêm ngừa HPV: Vacxin có khả năng phòng các bệnh ung thư âm đạo, cổ tử cung, âm hộ, tổn thương tiền ung thư, loạn sản, mụn cóc sinh dục và bệnh lý do nhiễm virus HPV gây ra.
✔ Quan hệ tình dục an toàn: Virus HPV rất dễ lây qua đường tình dục (kể cả đường hậu môn, miệng) khi người lành tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh. Do đó, để phòng ngừa những bệnh cổ tử cung thường gặp, nữ giới cần thực hiện lối sống lành mạnh, chung thủy 1 vợ – 1 chồng và sử dụng biện pháp bảo vệ như bao cao su khi quan hệ.
✔ Xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh: Thay đổi thói quen sống, xây dựng chế độ ăn uống khoa học cũng là một trong những cách hiệu quả để bảo vệ tử cung và sức khỏe toàn diện. Nữ giới nên xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung thực phẩm giàu Vitamin, khoáng chất và beta carotene để tăng cường hệ miễn dịch.
✔ Khám phụ khoa định kỳ: Nữ giới nên định kỳ 6 – 12 tháng khám phụ khoa và tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ để phát hiện sớm các bất thường ở cơ quan này, từ đó có biện pháp can thiệp kịp thời.
Đa khoa Quốc Tế Bình Dương – Địa chỉ khám phụ khoa uy tín, bảo mật
Ở Bình Dương, phòng khám đa khoa Quốc Tế Bình Dương là một trong những địa chỉ khám bệnh lý liên quan đến cổ tử cung được đánh giá cao về uy tín, chất lượng dịch vụ y tế. Cụ thể:
✚ Đội ngũ bác sĩ giỏi, tận tâm: Y, bác sĩ có chứng chỉ hành nghề hợp pháp, từng công tác tại các bệnh viện lớn và chuyên môn cao về bệnh phụ khoa, sức khỏe sinh sản nữ giới.
✚ Cơ sở vật chất hiện đại: Đa khoa Quốc Tế Bình Dương trang bị máy móc y khoa hiện đại như: Máy siêu âm 4D, xét nghiệm HPV, nội soi cổ tử cung tiên tiến,… Phòng khám sạch sẽ, khang trang, đầy đủ tiện nghi hỗ trợ tốt cho điều trị và hồi phục của bệnh nhân.
✚ Bảo mật thông tin nghiêm ngặt: Quy trình khám kín đáo, riêng tư chỉ “1 bác sĩ – 1 bệnh nhân” giúp tạo sự thoải mái cho người bệnh và bảo mật tuyệt đối thông tin cá nhân, hồ sơ bệnh án.
✚ Chi phí công khai, hợp lý: Bảng giá niêm yết minh bạch theo đúng quy định của Bộ Y tế. Đồng thời, tư vấn rõ ràng trước khi người bệnh thực hiện xét nghiệm, siêu âm hay điều trị.
✚ Khám ngoài giờ – Linh hoạt thời gian: Phòng khám mở cửa từ 8:00 – 20:00 mỗi ngày (kể cả Lễ, Tết). Người bệnh có thể đặt hẹn trước qua tổng đài trực tuyến 24/24 để nhận ưu đãi về chi phí và không phải chờ đợi khi đến phòng khám.
Trên đây là tổng hợp những bệnh cổ tử cung thường gặp ở phụ nữ và cách phòng ngừa hiệu quả. Nếu còn thắc mắc về điều gì, bạn có thể gọi đến Hotline 0767 139 115 hoặc nhấp vào >>Khung Chat Trực Tuyến<< để được các chuyên gia của phòng khám đa khoa Quốc Tế Bình Dương hỗ trợ chu đáo và nhanh chóng.
Xem thêm: